Hội nghị góp ý Dự thảo sửa đổi Quy trình Liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai

Ngày 04 tháng 10 năm 2019 Hội nghị góp ý Dự thảo sửa đổi Quy trình Liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai được tổ chức tại Thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng với sự chủ trì của Cục KTAT&MTCN - Bộ Công thương và sự tham gia của UBND tỉnh Lâm Đồng, Tập Đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1), Trung tậm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia và các chủ hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai.

Ảnh Hội nghị

Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Đồng Nai đã được Thủ tướng ban hành lần đầu tại Quyết định…ngày…và ban hành lần 2 tại quyết định số…ngày.. và đây là dự thảo góp ý sửa đổi ban hành lần 3. Mục đích xây dựng Quy trình vận hành liên hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn công trình, giảm lũ cho hạ du và nâng cao hiệu quả khai thác các hồ chứa, đồng thời quy định trách nhiệm của các bên liên quan đảm bảo được các mục tiêu đề ra.

Dự thảo Quy trình vận hành mới gồm 4 Chương - 42 Điều, trong đó nêu rõ các chế độ vận hành, báo cáo, điều tiết hồ chứa cho các chủ hồ. Đồng thời quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng đơn vị chủ hồ, trách nhiệm của địa phương và các Ban ngành liên quan trong công tác giảm lũ và cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của các địa phương phía hạ du, đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả về sử dụng nước và phát điện.

 

Lưu vực sông Đồng Nai với năng lượng thủy điện đứng thứ hai ở Việt Nam chỉ sau hệ thống sông Đà với công suất lắp đạt 2.850 MW và điện lượng bình quân khoảng 11,5 tỷ kWh/năm. Cung cấp năng lượng quan trọng cho phát triển kinh tế, dân sinh cho khu vực miền miền Nam và tăng cường cho Hệ thống điện quốc gia.

Ông Trần Văn Lượng - Cục trưởng -  Cục Kỹ thuật AT & MTCN

Dự thảo Quy trình lần này đã có những sửa đổi điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế vận hành liên hồ trong các năm vừa qua, tuy nhiên vẫn còn những vẫn đề cốt lõi cần phải được đề cập để mục đích của Quy trình được đảm bảo và mang lại lợi ích hài hòa cho toàn xã hội.

Trước hết là vấn đề đặc thù của hệ thống sông Đồng nai:

Về đặc thù khí thượng thủy văn: Lưu vực song Đồng Nai là lưu vực duy nhất hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Việt Nam có hình thái gây mưa là không chịu tác động trực tiếp của bão hoặc áp thấp nhiệt đới mà chịu ảnh hưởng bởi gió đối lưu tạo mưa, vì vậy lượng mưa không nhiều và diện mưa không rộng vì vậy đỉnh lũ không có đột biến lớn.

Về địa hình: Khu vực Nam Tây nguyên và Đông Nam bộ sông suối có độ dốc dọc thấp do đó dòng chảy về hạ lưu các sông suối hiền hòa, đặc biệt về mùa lũ đều có thời gian để dự báo chính xác lưu lượng về hạ du.

Về đặc điểm sản xuất nông nghiệp: Phần lớn các địa phương trên lưu vực sông Đồng nai đều trồng cây công nghiệp chỉ một ít vùng trồng lúa, mặt khác hệ thống hồ thủy lợi nhỏ đã phủ kín các khu vực này, vì vậy nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp không cấp bách như các lưu vực khác;

Đặc điểm về dân sinh: Do địa hình thấp và đất đai màu mỡ nên dân số ở các tỉnh thượng nguồn được phân bố đều trong tất cả các khu vực do đó nhu cầu cấp nước không có đòi hỏi gay gắt. thực tế trong nhiều năm qua các hồ chứa trên hệ thống song Đồng nai đã làm tốt công tác phân bổ dòng chảy tối thiểu về mùa kiệt một mặt cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân sinh sống dọc song mặt khác thực hiện đẩy nặm rất hiệu quả cho tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.

Những đặc thù trong tình hình nguồn năng lượng tái tạo phát triển tại khu vực miền Nam.

Về đặc thù các hồ chứa: Lưu vực sông Đồng Nai có 20 hồ chứa chịu sự chi phối của Quy trình này thì có 18 hồ chứa thủy điện và chỉ có 02 hồ chứa thủy lợi. Với đặc thù trên việc vận hành các hồ chứa này cần phải có sự hài hòa giữa các lợi ích đó là ngoài việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và giảm lũ cho hạ du thì các nhiệm vụ đảm bảo khai thác hiệu quả nguồn nước phục vụ phát điện cũng như sinh hoạt của nhân dân vùng hạ du.

Về đặc thù an ninh năng lượng khu vực Miền Nam: Từ giữa năm 2019 đã có trên 4.600MW công suất lắp đặt các dự án năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió tại các tỉnh phía nam mà đặc biệt là khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận. Với đặc thù năng lượng mặt trời chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện thời tiết và chỉ có công suất khoảng 5 - 7 tiếng tiếng trong ngày, do đó công suất biến động lớn liên tục trong khoảng thời gian rất ngắn vì vậy việc huy động các nhà máy khác để bù công suất cho hệ thống là rất khó khăn. Với tổng công suất lắp khoảng 2.850 MW của các nhà máy thủy điện trên hệ thống sổng Đồng Nai hiện nay gần như dự phòng nóng để sẵn sàng bổ sung khi các nhà máy điện mặt trời có biến động, tránh rã lưới. Với đặc thù này thiết nghĩ việc an ninh năng lượng đối với hệ thống điện Quốc gia của khu vực miền Nam phải có được sự ưu tiên trong Quy trình vận hành liên hồ này. 

Ông Phạm Văn Cúc - Giám đốc Công ty Thủy điện Đồng Nai góp ý sửa đổi Quy trình

Ngoài những nội dung mang tính đặc thù cho lưu vực như trên Hội nghị cũng đã có nhiều ý kiến đóng góp chi tiết cho từng điều, từng khoản mục nhằm mong được cơ quan soạn thảo tiếp nhận để có chỉnh sửa phù hợp.

Tổng kết Hội nghị ông Nguyễn Văn Lượng đã tổng hợp, thống nhất ý kiến của 12 đơn vị với mục tiêu áp dụng Quy trình vận hành liên hồ chứa vào thực tế nhằm kết hợp hài hòa các lợi ích và sản xuất điện để đảm bảo an ninh năng lượng cho Quốc gia.

Hội Liên hồ chứa lưu vực sông Đồng Nai

Cũng tại Hội nghị này các chủ hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai đã thống nhất thành lập Hội Liên hồ chứa lưu vực sông Đồng Nai với mục đích phối hợp trong công tác vận hành hồ chứa; trao đổi kinh nghiệm trong công tác kỹ thuật liên quan đến an toàn công trình, công tác quản lý, bảo dưỡng thiết bị và công tác thị trường điện. Hội Liên hồ Đồng Nai còn là người đại diện cho các chủ hồ chứa để phối hợp với các bộ nghành, địa phương trong việc vận hành an toàn, tối ưu và hiệu quả các hồ chứa, đồng thời cũng giúp các địa phương trong việc đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và đời sống của nhân dân vùng hạ du.     


  • Nguyễn Huy Mạnh
  • 0 nhận xét


Gửi nhận xét