Công ty Thủy điện Đồng Nai: Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm

Thực hiện chủ đề năm 2021 của EVN là “Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam”, để đáp ứng kịp thời kế hoạch lộ trình chuyển đổi số của ngành điện, Công ty Thủy điện Đồng Nai đã và đang tích cực triển khai lộ trình chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Những kết quả bước đầu trong thực hiện chuyển đổi số 

Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Trong những năm qua, Công ty Thủy điện Đồng Nai đã từng bước thực hiện chuyển đổi số theo tiến trình chuyển đổi số chung của Tổng Công ty Phát điện 1 và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Với phương chấm lấy con người làm trung tâm, Công ty đã có Quyết định số 55/QĐ-TĐĐN ngày 24/02/2021 về việc thành lập Bộ phận chuyên trách về chuyển đổi số của Công ty Thủy điện Đồng Nai, thành phần gồm Lãnh đạo Công ty, trưởng các phòng/Phân xưởng nhằm tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi số toàn diện trên các mặt hoạt động trong toàn Công ty. Tính đến thời điểm này, 100% Cán bộ công nhân viên Công ty đã nhận thức và tiếp cận những thành tựa cách mạng Khoa học công nghệ 4.0, Một số nhiệm vụ chuyển đổi số mà Công ty đã thực hiện thời gian vừa qua đó là nghiên cứu và thực hiện nối dài hệ thống điều khiển giám sát 02 nhà máy tại trụ sở Công ty (Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng), nghiên cứu đề tài Trung tâm quản lý vận hành SMART OCC; tích hợp quan trắc hồ đập, truy xuất dữ liệu relay từ xa; Công tác ghi chép trong ca trực vận hành như: Phiếu thao tác, phiếu công tác, lệnh công tác được cập nhật trên phần mềm PMIS, các khiếm khuyết hay sự cố thiết bị được lưu giữ dưới dạng hình ảnh hoặc video thực tế, giúp thuận tiện cho quá trình phân tích nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục; xây dựng website nội bộ Công ty để đưa các thông số thủy văn, trình trạng vận hành các tổ máy giúp lãnh đạo và Cán bộ công nhân viên Công ty theo dõi mọi lúc mọi nơi và báo cáo các thông tin trực tuyến đến các địa phương về tình hình điều tiết hồ chứa, phần mềm hỗ trợ công tác đào tạo thi nâng bậc – giữ bậc nghề; Hồ sơ, tài liệu của Công ty đã được áp dụng chữ ký số, được mềm hóa và sao lưu trên các ổ đĩa, máy tính thuận tiện cho công tác lưu trữ và tra cứu, hạn chế tối đa việc in ấn, sử dụng bản cứng…

Giám sát thiết bị Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4 cùng hệ thống camera giám sát tại Trung tâm điều khiển trụ sở Công ty Thủy điện Đồng Nai

Hệ thống đo mưa đặt tại khu vự hồ chứa nước tự động tích hợp gửi tin nhắn báo lượng mưa và được lưu trữ hàng ngày

Phần mềm dự đoán xu hướng nhiệt độ Stator máy phát Thủy điện Đồng Nai 4 để đưa ra các cảnh báo, hiện tượng bất thường

Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021-2023

Thời điểm hiện tại, diễn biến của dịch bệnh Covid-19 đang tạo ra một áp lực lớn và có thể coi là một điều kiện bắt buộc để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của ngành Điện nói chung và của Công ty Thủy điện Đồng Nai nói riêng, có thể thấy việc dùng chữ ký điện tử, hội nghị trực tuyến là một ví dụ điển hình cho việc Chuyển đổi số trong việc phòng chống dịch Covid-19. Vì thế, Công ty Thủy điện Đồng Nai xác định nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn này đó là tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ “Chuyển đổi số” và áp dụng những thành tựu của các mạng khoa học công nghệ 4.0 vào sản xuất điện năng. Theo kế hoạch của Công ty, các mục tiêu về hạ tầng, ứng dụng Chuyển đổi số sẽ tiếp tục hoàn thiện cho các lĩnh vực dưới đây:

  1. Lĩnh vực kỹ thuật sản xuất: (i) Tiếp tục nhập thông số vận hành thiết bị hàng ngày và ký xác nhận, lưu trữ trên môi trường điện tử E-office; (ii) Lập danh sách các cảnh báo alarm cho các thông số quan trọng trên phần mềm QLKT (PMIS) như nhiệt độ, độ ồn, độ rung, … từ đó phần mềm đưa ra các cảnh báo tự động, hỗ trợ công tác vận hành hệ thống ổn định hơn; (iii) Nghiên cứu ứng dụng AI và camera để nhận diện khuôn mặt, giám sát người lạ và tích hợp ra lệnh mở cổng cho phép ra vào các khu vực như khu vực văn phòng, cư xá, các nhà máy; (iiii) Xây dựng trợ lý ảo hỗ trợ công tác vận hành thiết bị nhà máy: Ứng dụng công nghệ AI nhận diện giọng nói, Lập trình cho trợ lý ảo tự động trả lời sau khi nhận diện được giọng nói; (iiiii) Số hóa quá trình thu thập ghi chép lưu trữ kết quả sửa chữa bảo dưỡng thiết bị; Áp dụng sửa chữa bảo dưỡng thiết bị theo chương trình RCM; (iiiiii) Chuyển đổi ký số các chứng từ: Phiếu giao nhận hàng; Phiếu Nhập kho, Phiếu xuất kho, báo cáo thống kê vật tư, Áp dụng quét mã QR trong quản lý vật tư, thiết bị.
  2. Trong hoạt động kinh doanh thị trường điện: Số hóa toàn bộ các khâu: Thu thập dữ liệu, lập bản chào, chốt công tơ, tính toán thanh toán…và được ký duyệt trên môi trường điện tử.
  3. Trong công tác đấu thầu: (i) 100% các gói thầu thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh và đấu thầu rộng rãi qua mạng; (ii) Chuyển đổi ký số các báo cáo đánh giá, báo cáo thẩm định, đánh giá chất lượng nhà thầu, đánh giá lại nhà cung cấp…tất cả các khâu đều được ký duyệt trên môi trường điện tử.
  4. Lĩnh vực quản trị nội bộ: (i) Quản lý hồ sơ tài liệu: Lập qua thư viện điện tử, thực hiện số hóa hồ sơ lưu trữ, 100% các báo cáo định kỳ được thực hiện qua môi trường số và được ký trên môi trường điện tử; (ii) Quản lý nhân sự: Xây dựng bảng giao việc, đánh giá cá nhân hàng tháng, chấm công hàng tháng, giao chi phí sản xuất qua google drive bảng tính; thực hiện quản lý nguồn nhân lực (HRMS) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; (iii) Quản lý tài chính: Chuyển đổi ký số các chứng từ tính toán lương ký duyệt điện tử và thanh toán EFAST; Chuyển đổi ký số các bảng kê khai, đăng ký, quyết toán vụ phí môi trường rừng; Số hóa bộ hồ sơ thanh toán ngân hàng, tiền mặt đăng ký thanh toán qua môi trường điện tử; (iiii) Văn phòng số: Triển khai thống nhất Hệ thống văn phòng số (Digital Office); lãnh đạo các cấp, chuyên viên có chức trách được trang bị hệ thống làm việc từ xa và họp trực tuyến; 70% CBCNV có chức trách, nhiệm vụ được cấp chữ ký số.
  5. Lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ thông tin: (i) Kiểm soát được thiết bị truy cập vào mạng LAN của Công ty; (ii) Tăng cường bảo mật trên máy chủ, phòng chống được các mã độc tấn công vào máy chủ; (iii) Tăng cường bảo mật trên máy tính, phòng chống được các mã độc tấn công vào máy tính.

Công nghệ AI nhận diện khuôn mặt đang được triển khai tại các địa điểm làm việc của Công ty trong năm 2021


Nhân viên vận hành dùng Ipad nhập thông số của thiết bị và lưu số liệu trên phần mềm PMIS

Các thông số quan trắc hồ chứa Thủy điện Đồng Nai 3 và Đồng Nai 4 được nhập trên phần mềm Quan trắc và lưu các thông số vào máy tính

Hiệu quả thiết thực trong việc “Chuyển đổi số”

Chuyển đổi số đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty, giúp giảm chi phí sản xuất kinh doanh, là nơi cung cấp các công cụ, phương tiện để hỗ trợ Cán bộ Công nhân viên trong việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin nhằm tiết kiệm thời gian, sức lao động; tăng kết nối và dễ phối hợp công việc cho nhân viên mọi lúc, mọi nơi, tao ra môi trường công tác thuận lợi trên không gian số hóa, chuyển đổi số còn giúp tăng khả năng tự động hóa các quy trình, quy định làm tăng hiệu quả công việc. Công ty xác định việc chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, là nền tảng tất yếu cho việc ứng dụng các thành tựu các mạng Khoa học công nghệ 4.0, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ và của ngành điện. Đây là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động của Công ty Thủy điện Đồng Nai hiện nay và thời gian tới.


  • Trương Huy Tường
  • 0 nhận xét


Gửi nhận xét